Môn Tử Bình có 1 câu quan trọng mà ai cũng thuộc lòng khi bắt đầu luận giải tứ trụ: "Dụng thần chuyên tầm nguyệt lệnh, dĩ tứ trụ phối chi, tất hữu thành bại."
Bàn về Cách - Thể Dụng của Tứ trụ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói



Có nghĩa là tìm dụng thần trong chi tháng là điều kiện thứ nhất, sau đó xem xét quan hệ của ngũ hành giữa các can chi còn lại, cách cục của tứ trụ từ đó mới biết là thành hay bại.

Thành tức là thành công, đạt được cách, còn gọi là nhập cách.

Bại là thất bại; cách cục của tứ trụ bị phá.

Giữa "Thành" và "Bại" còn xét được "Kị" và "Cứu Ứng".

Kị tức là cách cục không nên gặp, mức độ bị phá cách nhẹ hơn "bại".

Cứu ứng là khi gặp phá cách lại được giải thoát.

Lưu ý rằng các tài liệu chỉ dạy xét Cách Cục theo tứ trụ, mà rất hiếm khi nói rõ định đại vận ảnh hưởng như thế nào đến Cách Cục, vấn đề này có cần xét song song với sự thành bại của Cách Cục hay không. Các mệnh lý gia thời trước chỉ xét Cách Cục, sau đó mới luận đại vận nào sẽ tốt, đại vận nào sẽ xấu.

Quan niệm này là không cải được số mệnh. Mệnh có Cách gì thì nhất định sẽ diễn tiến theo chiều hướng đó. Cải được số hay không là một vấn đề khác, sẽ bàn ở một bài khác. Chúng ta chỉ nên học hỏi tại sao phải hiểu rõ Cách Cục của tứ trụ xét như thế nào.

Thí dụ như Quan cách.

Thành > Quan gặp Tài và Ấn, không bị hình, xung, phá, hại, không vong.

Bại > Quan gặp Thương quan, Quan bị khắc chế, bị xung mất, hợp mà trở thành kị thần, gặp không vong

Kị > Quan gặp Tài mà lại thêm Thương quan

Cứu ứng > Quan gặp Thương quan nhưng có Ấn giải. Khi Quan Sát hỗn tạp, Sát hay Quan được hợp. Quan bị hình, xung, nhưng được tam hội, tam hợp hiệp giải.

Chẳng hạn như Giáp mộc sanh tháng Dậu, tức Tân kim là Quan cách. Có can Đinh là Thương quan phá cách, vì Đinh khắc Tân. Cứu giải là nếu có Nhâm thấu ra, vì Nhâm hợp Đinh, nên Đinh không còn khắc chế Tân nữa.

Có 1 vấn đề quan trọng chúng ta nên nhớ rõ khi luận Cách:

1- Bản khí của chi tháng là Cách
2- hay can tàng nào thấu ra là Cách?

Vấn đề này các bạn sẽ gặp phải khi đọc vài tài liệu khác nhau. Theo KC thì Tử Bình trong thời gian xưa nhất dùng điểm 1 để luận Cách. Sau này dần dà mới thấy các tân phái cho rằng can tàng nào thấu ra thì lấy đó làm Cách.

Các bạn cũng thấy lý do rằng, khi nói "nguyệt lệnh" thì dĩ nhiên nói rõ là bản khí của chi tháng, như Dần có Giáp, Bính, Mậu, thì Giáp chính là Cách cục. Vì "lệnh" thì chỉ có 1. Các can tàng khác chỉ là phụ.

Nếu cho rằng vì Giáp không thấu mà Bính hay Mậu thấu ra, lại lấy Bính/Mậu làm Cách thì phải là quan niệm mới hơn, suy luận rộng thêm hơn ở thời gian sau này. Quan niệm rộng rãi này còn cho thấy giải quyết được rõ ràng khi thân vượng hay thân suy phải tòng. Nhất là về Quan/Sát cách, một trong những trọng điểm xét đoán của Tử Bình.

Trước khi luận sâu hơn về sự phối hợp phức tạp của tứ trụ, vì dĩ nhiên có rất nhiều tứ trụ khó nhìn ra ngay Cách cục, chúng ta nên tìm hiểu khi nào gọi là Thành, Bại, Kị và Cứu ứng. Ở trên đã nói về Quan, dưới đây là những cách cục của những thập thần khác.

Cách cục thành:

- Thân cường vượng có SÁT chế ngự, gọi là Sát Cách.
- Ấn không nhiều, gặp Sát hay Quan thấu can, dụng được Thực Thương để tiết khí. Hoặc Ấn quá mạnh gặp được Tài tinh vượng khí; Ấn cách thành công.
- Thực thần là Cách, có Tài tinh. Thực thần gặp Sát, không có Tài tinh. Thực thần gặp Sát nhưng có Ấn; Thực cách thành công.
- Thương quan gặp Tài, tất có tiết khí để thành hữu dụng. Thương quan vượng, có Ấn cũng vượng. Thương quan mạnh, thân nhược, có Sát và Ấn. Thương quan gặp Sát nhưng không có Tài. Gọi là Thương quan cách thành.
- Tài tinh là để sinh Quan, có Tài cách gặp Quan là hữu dụng. Tài cách gặp Thực sinh, lại có Tỉ Kiếp thì thân cường vượng, gặp Ấn vượng.
- Nhật chủ gặp lệnh tháng là Kiếp gọi là Dương nhận cách (đế vượng). Nếu thấu Quan Sát hay Tài Ấn đều hữu dụng.
- Lệnh tháng là Lộc (lâm quan), thấu Quan lại có Tài, Ấn, hoặc thấu Tài có Thực Thương đi kèm. Thấu Sát được chế phục, như vậy Kiến lộc cách thành.

Thế nào là Bại:

- Sát cách gặp Tài tinh mạnh lại không có Ấn chế ngự.
- Ấn cách quá yếu lại gặp Tài. Hoặc thân cường vượng, Ấn cách quá mạnh, lại có Sát. Như vậy Ấn cách bị hỏng.
- Thực cách gặp Kiêu thần, hoặc Thực sinh Tài gặp Sát thấu.
- Thương quan cách gặp Quan. Thương quan sinh Tài gặp Sát thấu. Thương quan cách gặp Ấn trọng thì thân vượng mà Thương nhược, cũng đều làm cho Thương quan cách bị phá.
- Tài cách yếu mà gặp nhiều Tỉ Kiếp. Tài cách gặp Sát thấu.
- Dương nhận cách không có Quan hay Sát.
- Kiến lộc cách không có Tài Quan, lại thấu Sát và Ấn là bại.

Cách cục kị khi gặp:

- Quan cách đương thành lại bị hợp
- Sát cách có Ấn lại thấu Tài tinh
- Sát cách có Thực chế lại gặp Ấn
- Ấn cách gặp Thực thần, kị gặp Tài vượng thấu can
- Thực cách có Sát hay Ấn không nên gặp Tài
- Thương quan cách sinh Tài, nhưng Tài bị hợp
- Tài cách sinh Quan, kị gặp Thương hay bị hợp

Thí dụ về Cứu ứng trong vài trường hợp:

- Tài cách gặp Tỉ Kiếp mạnh, có Thực tiết khí thân. Như Giáp sinh tháng tứ quí Thìn Tuất Sửu Mùi, có Ất thấu gọi là bị Tỉ Kiếp tranh Tài (Mậu Kỉ). Nếu thấu Bính, tức Tỉ Kiếp chuyển sang sinh Thực, Thực sinh Tài, như thế Tài cách đang bại trở thành có cứu ứng. Hoặc tứ trụ không có Bính, nhưng thấu Tân âm kim có thể khắc chế Ất Mộc cứu Tài.

- Bính sinh tháng Dậu, Tân kim là chính tài. Có Nhâm là Sát thấu. Tân kim sẽ sinh Nhâm thủy khắc Bính. Như thế gọi là Tài cách bị phá. Cứu ứng được là có Mậu chế ngự Nhâm, lại sinh cho Tân kim. Nếu không có Mậu lại thấu Đinh thì Đinh hợp Nhâm là hợp Sát. Như vậy Chính Tài cách vẫn gọi là thành cách.

- Ất âm mộc sinh tháng Hợi, nguyệt lệnh là Ấn, gọi là Ấn cách. Tứ trụ có Mậu hay Kỉ là Tài mà quá vượng hay thấu can, tất nhiên Tài tinh này phá Ấn, còn gọi là tứ trụ „có bệnh“. Thuốc trị cho bệnh là khi có Giáp thấu ra, Giáp là Kiếp khắc được Mậu để hộ Ấn. Nếu thấu Quí thì hợp được Mậu cứu Ấn.

Qua đó, chúng ta thấy rằng thoạt tiên là Cách cục bị phá hỏng vì sự khắc chế quá mạnh, nhưng có ngũ hành khác thấu ra và vượng khí, một là chế, hai là hợp, thì cách cục ban đầu được cứu ứng. Giống như bịnh mà có thuốc vậy.

Những trường hợp tương tự đều luận như trên. Nắm vững được sự cứu ứng như thế nào là hiểu được tất cả cách thành hay bại, kị.

Tứ trụ nam mệnh:

tài thương nhật chủ quan
Kỉ Bính Ất Canh
Mão Hợi Thìn
ất quí nhâm giáp mậu ất quí

Đại vận: Ất Hợi, Giáp Tuất, Quí Dậu, Nhâm Thân, Tân Mùi, Canh Ngọ, Kỉ Tị

Như đã nói trong những bài trên, vấn đề thường gặp phải ở bản khí của lệnh tháng không thấu, thiên can thấu ra lại không có can tàng, vì các chi Tí Ngọ Mão Dậu chỉ có nhất khí (ngọai trừ Ngọ tính thêm Kỉ, nhưng vì Kỉ gửi ở Đinh nên dùng theo). Như tứ trụ trên, Quí là Kiêu thần của Ất không lộ, các thiên can lộ không nằm trong lệnh tháng và trong các chi khác, vậy suy Cách Cục thế nào?

(Nhắc lại là Can ngày thì không tính là "thấu", như trong Mão có Ất, trong Thìn dư khí Ất. Nhưng đấy chỉ là khí của chính can ngày.)

Bản khí là Kiêu không thấu thì vẫn xét lực của Thủy trong trụ ra sao, đấy là điểm chính. Thứ nhì, vẫn gọi là Ấn cách (không ai gọi là "Kiêu cách", chỉ nhận định Quí là âm thủy với Ất âm mộc là quan hệ Âm sinh Âm, lực mạnh).

Tí gặp Hợi, lại thêm Thìn chứa Quí thủy, nên Ấn cách lực rất mạnh.

Nhưng khi nói đến cái "dụng", tức tứ trụ dụng can chi nào làm "bàn đạp" cho các sinh hoạt cuộc đời, mà ta gọi là "dụng thần" thì lại là chuyện khác. Lúc này mới nhìn thiên can thấu ra thập thần nào, xung chế ra sao, có hữu dụng được hay không, thì đấy là dụng thần của tứ trụ.

Như tứ trụ trên thì thấu Kỉ, Bính, Canh. Trên trụ tháng là ưu tiên, Bính Thương Quan là tính cách đầu tiên có khả năng hữu dụng.

Thương quan ngộ Quan (Canh) là điều bất thuận lợi. Nhưng may mắn rằng Quan bị Ất hợp, nên có thể nói là "khử" được Quan mà giữ được hình thái trọn vẹn của Thương quan.

Thương quan là điều hữu dụng vượt trội vì có Thiên tài kế bên. "Thương Quan sinh Tài" vì thế được gọi là dụng thần của người này. Các tài liệu sau này đều gọi đây là 1 "Cách", mà bỏ qua Quí trong lệnh tháng. Vả lại, nếu gọi Bính là Cách, hay thậm chí gọi Canh là Cách, thì cả hai thiên can này vô căn, vô gốc, làm sao có thể hữu dụng được?

Cần nên phân biệt giữa "Cách" và "Dụng" như thế.

Như vậy, Ấn Cách dụng Thương quan ở tứ trụ trên thành công. Thân vượng vì tóm lại là cách cục thành công.

Trên cơ sở thân vượng, hình thái của tứ trụ thành, tính cách mạnh mẽ của đương số được hình thành. Tất cả những cách cục thành công đều quí và có phúc, không chỉ riêng Ấn Cách. Riêng "Ấn" thời xưa nói như là cái "triện đóng dấu", đại biểu cho những địa vị cao trong xã hội.

Đại vận là con đường thể hiện được tính cách và năng lực của đương số, nếu nó thuận theo điều hữu dụng, không bị khắc chế quá sức thì mục đích theo đuổi nói toàn bộ là trôi chảy. Nếu ngược lại thì quí cách trở nên tầm thường, cho dù có thành đại phú ông, cũng chỉ là 1 trong những người giàu có thế thôi, không đạt được quyền lực của Ấn. Chính vì thế mà khi nói đến "Cách" đều nói đến bản khí của lệnh tháng thì giải thích rõ ràng hơn tất cả mọi việc trong tứ trụ.

Đại vận của tứ trụ trên thuận theo chiều Kim - Hỏa. Kim sanh Thủy Ấn từ những đại vận đầu. Đến vận Tân Mùi, Canh Ngọ, Kỉ Tị là hỏa vận, quyền lực lên đến bậc nhất thiên hạ thời Thế chiến thứ nhì. Cuối vận Kỉ Tị, lưu niên Quí Tị, 2 Tị xung 1 Hợi, Quí khắc Kỉ, bị nghẽn mạch máu mà chết.

Ở vấn đề tử vong lại không dùng Cách để luận, mà chỉ thuần ngũ hành suy vượng, xung khắc ra sao, nhưng đấy là một đề tài khác.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


chuyên dãæ biện Các Sao Đào hoa tam binh đốt Vận vã³ tết k Giờ Dụng bÃng sư tử cưa kém may mắn l㪠thụ chủ đà Ma tan Cổ ト黛サ ngồi thế ngủ 排盤 Ãnh Hợp Thúy Tuoi xong dat điềm kích hoạt tài lộc Dòm テδス căn bếp hoa giai mỘ thờ hÃnh diếu mơ thấy quả giấc Tình yeu Vợ Tình Duyên ý nghĩa sao phạm TrÒ