Thường thì hình thể không thể vượt quá dung mạo, tâm không bị che mờ thì thần khí mới hiển lộ. Những người mông muội suốt thời gian dài là vì tâm không sáng, bị vật bên ngoài chi phối thì mệt tâm, làm cho bản tính của mình xấu đi. Bị sự việc làm cho vội vàng sẽ khó tỉnh táo để giải quyết, cho đến khi tai họa đến mới hối hận, sau đó sinh lòng oán trách người khác. Khi giải quyết sự việc mà tâm thuật chính có thể dùng gồm có 7 loại, tâm thuật bất chính không thể dùng cũng có 7 loại. Tâm thuật chính có thể áp dụng: Một là trung hiếu, hai là bình đẳng, ba là khoan dung, bốn là thuần túy, năm là ban ơn, sáu là hữu thường, bảy là cương trực. Tâm thuật bất chính không thể dùng: Một là nham hiểm hung ác, hai là nhơ bẩn, ba là hà khắc, bốn là kiêu ngạo, năm là ganh tị, sáu là nịnh bợ, bảy là cẩu thả. Hành động đều là do tâm thuật khác nhau mà phản ánh ra khác nhau. Do đó người xưa có dạy về “chọn thuật luận tâm”. Có người hỏi: “Tâm thuật chính và tâm thuật bất chính làm thế nào để phân biệt trên tướng mạo hình thể?”. Trả lời: Tướng mạo đoan chính và tâm khí bình hòa là tướng trung hiếu. Xương cốt đoan chính mà khí sắc ôn hòa là tướng bình đẳng. Lông mày rộng, mắt to là tướng khoan dung. Nhàn hạ mà khí bình hòa là tướng thuần túy. Mặt to và chóp mũi màu vàng chủ dễ ban ơn cho người. Mũi thẳng và thần ổn định, làm việc nhịp nhàng có quy luật, hình mạo nghiêm túc là tướng cương trực. Nếu mắt lộ ra hung ác là điềm báo tâm tính nhiều hung ác, nham hiểm. Dưới mắt có màu tươi mới là nhơ bẩn. Mắt sâu mà có lằn thịt ngang là hà khắc. Trong mắt có khí phẫn nộ là người kiêu ngạo tự đại. Ánh mắt liếc nhanh, thần mắt rối loạn là người thích ganh đua. Ánh mắt hay thay đổi và mặt tươi cười là tướng nịnh bợ. Khí thô mà thích lả lướt là tướng cẩu thả. Nếu dưới mắt có thịt mà bộ vị Long cung, Phúc đường có khí vàng xung quanh là người có nhiều âm đức. Con người nếu khi gặp chuyện có thể quên đi sự tồn tại của sự vật, dựa theo yêu cầu về đạo đức để quy phạm bản thân, mọi vật trên thế giới đều không làm cho tâm của người đó rối loạn thì là tâm thuật gì? Trên thực tế, tâm thuật chính là khuyến khích mọi người thay đổi những khuyết điểm. Con người vì làm theo mà cuối cùng có thể hướng theo cái thiện. Nghĩa của đức rất rộng. Trời có đức, có sự biến hoá của bốn mùa mà lên cao. Đất cũng có đức, vạn vật sinh trưởng và dày rộng. Con người có đức cũng là như vậy. Trời bảo vệ con người, tâm người hướng về trời thì có thể hưởng vinh hoa mãi mãi. Có thể hiếu thuận với cha mẹ, trung thành với vua, có thể thân thiện với người khác, có thể giúp đỡ vạn vật, có thể thành chuẩn mực đạo đức, thành tấm gương noi theo. Tuy không thể được khen ngợi bề ngoài cũng sẽ được báo đáp âm thầm, hoặc tự mình không được báo đáp thì con cháu sẽ được nhận. Do đó, người có tướng thiện, trước hết nên quan sát đạo đức của họ, sau đó mới xem hình mạo. Nhưng nếu đạo đức cao thượng mà hình mạo không tốt sẽ ngăn trở họ thành quân tử. Mà hình thể tướng mạo tuy tốt nhưng phẩm hạnh kém cuối cùng sẽ thành tiểu nhân. Tuân Tử nói: “Quan sát tướng mạo không bằng quan sát nội tâm, quan sát nội tâm không bằng quan sát đạo đức, phẩm hạnh”. Đây là lời khuyên người hành thiện, cũng chính là phải đặt đạo đức lên hàng đầu. Người xem tướng người giống như người thợ mộc, nếu gỗ tốt mà người thợ mộc kém sẽ vì không biết phân biệt tốt xấu mà đem gỗ tốt biến thành vật bỏ đi. Hình mạo của con người rất đẹp nhưng thiếu đức hạnh thì hình mạo chỉ là giả, sẽ gặp tai họa, thương hại. Do đó, đức đặt trước hình, hình ở sau đức. Con người có thể có đức mà hình kém nhưng không thể có hình mạo đẹp mà không có đức. Các thánh nhân cổ đại có tư tưởng coi cuộc sống là lao dịch, cái chết là nghỉ ngơi. Chuyện sinh tử của con người là do mình quyết định. Do đó thần tình hỗn đục, tinh thần hoảng loạn, nông nổi, phức tạp thì thường vận mệnh chẳng thể dài lâu. Nếu người bệnh nặng có lời nói, cử chỉ thất thường là điềm báo sắp từ giã cõi đời. Đương nhiên còn cần xem độ nặng nhẹ để dự đoán.Luận tâm: Tâm thuật chính
Luận đức: Đức ở trước hình, hình ở sau đức
Luận về sinh tử: Sinh tử tại mệnh?
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (XemTuong.net)