mà tấm gỗ kia bị mốc và sơn kia cũng không tốt nên mới bị bong lên. Nếu bạn không muốn thay toàn bộ cửa mà chỉ xử lý chỗ bị bong rộp nấm mốc thôi thì làm thế nào?
Một người khác thì than phiền về căn phòng vệ sinh nhỏ bé nhà mình, căn phòng chỉ không đến 2m2, nên khoảng cách từ khung cửa đến vòi tắm rất gần, nước rất dễ phun vào cứa và khung cửa, làm thế nào để khung cửa không bị ướt?
Thứ tự các công đoạn gia công chống thấm nước bên trong nhà vệ sinh rất quan trọng, rất nhiều người chắc rằng khi xem xét vấn đề chỉnh trang lại nhà vệ sinh đã ý thức rất rõ điểm này, nhà vệ sinh là nơi sử dụng rất nhiều nước. Nói dến vấn dề phòng chống ẩm cho cửa, thường chỉ biết đến mấy biện pháp là đệm lót bằng giấy chống ấm và dùng sơn quét. Có thể thấy rằng vấn đề chống ấm ướt không hề đơn giản, nó liên quan chặt chẽ với việc chọn vật liệu và thứ tự thi công các công đoạn, nếu xem nhẹ thứ tự thi công các hạng mục công việc thì gặp trục trặc là điều rất dễ xảy ra. Phòng chống ấm cho cửa nhà vệ sinh như thế nào?
(1) Sơn nhiều lớp lên mặt sau cửa
Căn cứ theo quy định, mọi loại cửa gắn vào tường nhà vệ sinh đều phải được xử lý chống ẩm. Xử lý chống ẩm bình thường gồm những vấn đề sau: Khi chỉnh trang nhà ở cần nhắc thợ hết sức chú ý những nơi này. Thứ nhất là chỗ tiếp giáp cửa và tường phải được sơn thật kỹ, tốt nhất là sơn nhiều lần, như vậy mới có thể ngăn được hơi ẩm từ tường ra cửa; thứ hai, nếu nhà vệ sinh không thiết kế ngường cửa bằng đá thì giừa cửa và nền nhà phải để ra một khoảng trống khoảng 1cm, mục đích là tránh nước ngấm từ nền nhà lên cửa; thứ ba, mặt sau cửa dán một lớp vật liệu chống nước để ngăn hơi ẩm xâm nhập vào cửa; thứ tư, dùng gạch men hoặc đá ốp phần tường sau cửa.
(2) Ngưỡng cửa và thân cửa phải khớp nhau
Trong phòng chống ẩm cho cửa cần chú ý đến thứ tự thi công các công việc. Nếu như làm sai thứ tự này, hơi nước có thể thấm vào trong cửa. Thứ tự thi công đúng là lát gạch nền trước, sau đó làm ngưỡng cửa, tiếp đến làm cửa, chú ý độ rộng của ngưỡng cửa phải bằng độ rộng thân cửa, lắp cửa theo hướng từ trái sang phải, hết sức tránh để cửa tiếp xúc trực tiếp với vật liệu ẩm ướt.
(3) Vữa xi măng cát vào mùa đông phải được phơi 7 ngày
Thực tế thì không chỉ riêng cửa của nhà vệ sinh mới cần chú ý đến việc chống ẩm, chỉ cần là vữa xi măng cát làm nền, nếu nó tiếp xúc với vật liệu gỗ thì đều có thể sinh ra mốc. Điều này giải thích nguyên nhân tại sao nền xi măng cát nhất định phải được làm trước. Vì muốn tranh thủ thời gian mà đôi khi người ta thi công đan xen cả phần nề và phần mộc, cách làm này hết sức thiếu khoa học, bất lợi là hơi nước bèn trong vữa không thoát ra được. Để chống ẩm được tốt, báo đảm nước trong vữa xi măng bốc hơi được hết, thường người ta phơi vữa này sau khoảng 3 ngày rồi mới tiếp tục công đoạn làm mộc (chủ yếu áp dụng cho các công việc liên quan đến gỗ có tiếp xúc với tường như khung cửa, dụng cụ cố định), vào mùa đông thì cần phơi ít nhất 7 ngày.
Ngoài ra, trong quá trình thi cồng, thợ có kinh nghiệm phải trực tiếp làm các công việc đòi hỏi sự khéo léo như xử lv dường khe giữa gạch và tường, làm thế nào để hơi ẩm thoát ra dễ dàng, tránh đế gỗ hút phải hơi ẩm mà sinh mốc.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Lệ Chi (XemTuong.net)