CHỌN HƯỚNG XÂY NHÀ
Hướng tốt nhất - hướng nam

lấy vợ hiền hòa
làm nhà hướng Nam

Do vị trí địa lý và đặc thù khí hậu của Việt Nam (nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa) dẫn đến trong 4 hướng chính Ðông - Tây -Nam - Bắc thì hướng Nam (kế đó là cận Nam như ­ Ðông Nam, Tây Nam) là hướng thuận lợi nhất trong xây dựng nơi ăn chốn ở. Nhà xây hướng Nam: buổi sáng tránh được ánh nắng chói (phía Ðông), buổi chiều không bị nắng chiếu "xiên khoai" gay gắt (phía Tây), vừa né được gió nóng từ phía Tây, lại không bị gió lạnh phương Bắc. Hướng Nam luôn là hướng gió chủ đạo của hầu hết mọi vùng trên lãnh thổ nước ta, mà thông gió tự nhiên là điều kiện tiên quyết trong xây dựng công trình hợp với khí hậu Việt Nam.

Trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió
Gió Nam chưa nằm đã ngáy

Ðấy là các lợi điểm tối ưu của hướng Nam khi cất nhà. Mở cửa đón đựơc gió, cũng là đón những điều kiện tốt cho sinh hoạt con người. Gần như tất cả hang động có người ở tại vùng Hòa Bình xưa đều có cửa hang mở về hướng Nam. Các tòa thành cổ uy mở cổng tứ phía nhưng cổng chính lúc nào cũng là cổng phía Nam (ví dụ cửa Ngọ Môn ở Huế có nghĩa là cửa phía Nam, "Ngọ" ở đây là phương Nam theo trục Tý - Ngọ trên la bàn của thầy địa lý xưa chứ không phải là "cửa giữa trưa" như một số sách dịch tên Ngọ Môn ra tiếng nước ngoài đã hiểu sai).

Nếu gặp hướng không tốt?




Thực tế trong điều kiện đất đai đô thị khan hiếm và chật hẹp như hiện nay, thì dễ gì tìm một miếng đất ngôi nhà chính Nam. Vậy thì giải quyết sao? Các kiến trúc sư, các nhà xây dựng có học bài bản, trường lớp đáng hoàng đều biết những phép hóa giải. Và với sự trợ giúp của KHKT họ còn có thể cải xấu thành tốt.

Xin nêu một giải pháp cụ thể về việc khắc phụchướng xấu. Ngôi nhà trong hình1 tại Quận Gò Vấp (TPHCM) mở cửa ra chínhhướng Tây, thường xuyên chịu nắng nóng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mọi người trong gia đình.

  • Nhận định: Gió, không khí vào nhà phía sau qua một sàn nước nhỏ (gió lùa) không đủ thông thoáng. Mặt trước lại dùng mảng kính bít kín gây hiệu ứng tích nhiệt. Trần thấp và mái tôn sát trần làm cho không khí trong nhà nóng bức và cảm giác tù túng.

  • Giải pháp khắc phục - biến đổi: Mở rộng diện tích giếng trời về phía Nam gấp 2 đến 3 lần khoảng sàn nước hiện hữu. Ðây chính là phễu hút nhiệt và thông gió tự nhiên cho toàn nhà. Mặt tiền sửa khung kính cố định thành các khung cửa xoay theo trục đứng để điều chỉnh đựơc tùy vào góc nghiêng mặt trời và lấy thông thoáng gió lân cận Tây. Nâng cao khoảng cách giữa mái tôn và trần (khoảng 1,5m) để tạo lớp đệm khí cách nhiệt (hình 2).
     

Việc kích hoạt nguồn khí, cải tạo điều kiện vi khí hậu giúp giảm đáng kể lựơng nhiệt tích tụ trong nhà, thay đổi tích cực môi trường sống đồng thời có thêm khoảng xanh thư giãn phía sau (hình 3).

XEM XÉT PHƯƠNG VỊ, ĐỊA HÌNH ĐỂ ĐỊNH CÁT HUNG CHO CUỘC ĐẤT

Trong phong thuỷ khi xem đất, điểm cốt yếu là xem xét địa khí tại vị trí đất đó ra sao và vận dụng địa khí đó như thế nào. Có 3 cấp độ cơ bản trong ứng dụng phong thuỷ đó là:

1. Tầm Long: Tìm và chọn đất (xem địa hình, địa thế, địa mạo. . .)

2. Ðiểm Huyệt: Tìm và xác định vị trí trọng tâm của cuộc đất.

3. Lập Hướng: đặt công trình lên trên huyệt đã điểm, xác định hướng của trục chính theo phưo'ng hướng tối ưu.

* Vài điều kiêng kỵ về địa mạo, địa hình của mình đất xây dựng:

1. Mặt trước tương đối thấp, mặt sau cao là cát từơng(thuận lợi, tốt lành) điều này cũng phù hợp với yêu cầu thoát nước nền và đảm bảo tầm nhìn .

2. Mặt đất xây dựng công trình tốt hơn cả là nên bằng phẳng tránh lồi lõm.

3. Tốt nhất là các mảnh đất có hình dạng vuông vức, tránh các mảnh đất tam giác bởi các cạnh và góc nhọn. Nếu mảnh đất là hình thang thì mặt tiếp xúc với đường giao thông nên hẹp phía sau rộng dần (nở hậu sẽ là nơi địa khí ngưng tụ rất tốt. Ngược lại thì địa khí dễ lưu tán, gọi là đất hung tướng.

4. Ðất thấp trũng, có nước tù đọng tạo không khí ẩm ướt thì không tốt. Cần khắc phục bằng cách đổ đất tôn cao, sang nền tiêu thuỷ để cải tạo môi trường ẩm ướt MINH ÐƯỜNG Trong khoa học phong thuỷ Minh Ðường được xem như là môi trường cảnh quan phía trước của một không gian cư trú cụ thể. Từ không gian khá rộng (đô thị, xóm làng) đến không gian tương đối hẹp như một định cư ngôi nhà nhỏ, cũng đều có Minh Ðường. Trong quan sát chọn lựa thế đất ở nông thôn, Minh Ðường tốt nhất là nơi có địa hình bằng phẳng, núi đồi (hoặc gò, bờ ruộng . . .)bao bọc có nước tụ ở phía trước. Ðối với đất trong đô thị, Minh Ðường phải có tỷ lệ tương đối nhất định với kiến trúc công trình và các nhà cửa, đường giao thông xung quanh.

XEM ĐỊA THẾ ĐỐI VỚI NHÀ ÐẤT TRONG HẺM

Trong đô thị nhà mặt tiền có ưu thế của việc tiếp cận giao thông, thương mại nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm khá cao. Nhà đất ở trong hẻm khi chọn được địa thế thuận lợi không những có được môi trường sống tốt mà còn có thể triển khai sinh lợi. Hẻm trong đô thị phần lớn khúc khiểu, xây dựng qua nhiều thời kỳ khá phức tạp, nhưng cũng có những quy luật chọn lựa địa thế tốt:

* Chiều rộng hẻm ổn định từ 5m trở lên là tốt cho xe cộ và lưu thông khí. Ði từ ngoài vào hay trong ra đều có thể quan sát thấy được đa số nhà đất của hẻm. Nền hẻm nên bằng hoặc cao hơn so với ngoài đường để tránh tù đọng nước

* Nhà đất không nên ở cuối vị trí hẻm cụt đâm thẳng vào vì các luồng gió độc thổi thẳng dễ gây bệnh, đồng thời khi có hỏa hoạn sẽ thoát hẻm khó. Tuy nhiên khi chiều dài hẻm cụt chỉ trong khoảng 40m thì lại khá tốt, đồng thời trục nhà không thẳng với trục của hẻm thì cũng không ảnh hưởng xấu nhiều. Nhà cuối hẻm có thể khắc phục khí xấu bằng cách trồng cây

* Nếu có điều kiện, khi mua đất trong hẻm (hoặc đường nội bộ khoảng 5m) ta nên chọn hoặc vận động cư dân xung quanh làm khoảng quay xe cuối hẻm cụt. Ðây là một hình thế tốt cho mọi lô đất kề cận vì tất cả đầu hưởng 1 Minh Ðường rộng rãi, thoáng đãng có thể kết hợp làm khoảng cây xanh chỗ dạo chơi . . . có thể trong hẻm có chỗ nhà cao nhà thấp, nhưng quan trọng là phía trước và hai bên lân cận nhà đất ta chọn đừng quá tăm tối và bị lấn át. Không nên nhô nhiều ban công vì tầm nhìn trong hẻm hạn chế hơn so với ngoài đường lớn, đồng thời cần tăng diện tích sân khi có thể: sân trước sân sau, sân giữa hay sân thượng đều tốt cho nguồn khí và lấy thêm được nhiều dương quang ( ánh sáng năng lượng mặt trời ) vào nhà.

CHỌN ĐỊA THẾ : TẦM LONG TRONG ÐẤT ÐÔ THỊ

Phép tầm long không phải chỉ xem xét địa hình, địa mạo mà còn phải chọn địa thế sao cho thiên khí địa khí hoà hợp. Trong đô thị núi sông nhiều nơi không có, công trình mới cũ chen kín, phân lô chật hẹp không thể xem địa thế như thông thường được phải xem các công trình xây dựng cao thấp như là núi non gò đồi, xem đường đi như là sông suối, quãng trống phía trước là Minh Ðường, công trình đối diện là án sơn. . . lấy đó là những yếu tố cơ bản để xét. Các địa thế đắc dụng trong đất đô thị là:

* Mặt trước đất có khoảng cách trống thoáng đãng, nếu được hướng gió mát (Nam, Ðông Nam, Tây Nam ) hay mặt sông hồ nước (Chu Tước ) càng tốt. Nếu gặp trường hợp đường hẹp, hẽm nhỏ nhà cao che phía trước thì khi xây dựng nên giữ đúng lộ giới dưới trệt, đồng thời lùi các lầu trên cao, vừa đảm bảo tầm nhìn, thêm diện tích cây xanh trên ban công, vừa tăng khả năng lưu thông sinh khí cho công trình.

* Mặt sau đất đã có (hoặc dự kiến) các công trình xây dựng vươn lên che chở là tốt. Nếu đó là các hướng bất lợi, nắng chói gió lạnh (như hướng Tây, Tây Bắc, Ðông Bắc) thì càng cần hạn chế mở cửa và nên dùng các nhà cao làm chổ dựa (Huyền Vũ )

* Các tình huống: một bên có công trình một bên hẻm, hoặc hẻm bên hông nối từ phía sau vòng ra trước, hoặc có đường đi bao bọc cho một nhóm lô đất(từ 5-9 lô ) đều là những địa thế thuận lợi nhiều mặt. Ta để ý các quy hoạch khu dân cư mới hiện nay thường không bố trí liên kế kéo dài mà phân nhóm ngắn theo đường nội bộ, tạo cảnh quang giao thông mới trường tốt ).

* Nếu lô đất nằm đối diện hoặc liền kề các miệng cống, dốc cầu nhà x­ởng, nhà kho... thì gia chủ phải chấp nhận ồn ào ô nhiễm, giao thông phức tạp. Nếu mua đất dùng làm nhà xưởng, sản xuất thì lại thuận tiện. Còn nếu mua làm nhà ở thì phải có biện pháp khắc phục về môi trường.

HUYỆT

Huyệt là các điểm ngưng tụ năng lượng trên vỏ trái đất. Khoa học Phong Thủy phân định dương nguyệt (đối với nhà đất ) và âm nguyệt (đối với mộ táng). Huyệt của cuộc đất rộng hay hẹp tuỳ theo thế đất và địa khí tại đó.Việc tìm hiểu (Ðiểm Nguyệt) là tìm ra thế đất có án che phía trước (gọi là tiền án ) có Chẩm làm chổ dựa phía sau (gọi là hậu Chẩm )bên trái có tay Long và bên phải có tay Hổ tạo thành thế t Thanh Long- Hữu Bạch Hổ. Tay Long và tay Hổ khi cao là các núi, đồi khi thấp là gò bờ ruộng, mô đất ... có hình dạng như hai vành cong (khuỳnh tay ngai) được lồng vào nhau, che chở tương hổ cho nguyệt.

Long mạch

Mạch là chỉ lực âm dương vận động trong lòng đất. Do truyền thống văn hóa nông nghiệp Nam á coi trọng phương Ðông hơn phương Tây, mà Phương Ðông vốn mang vật biểu trưng là Rồng (Long), trong thế đất đặc thù cho hình dài, cho nên mạch đất đựơc gọi là Long mạch . Việc tìm mạch đất gọi là Tầm Long.

Long mạch có thể lớn hoặc nhỏ, có khi bao trùm cả một vùng lãnh thổ, có khi giới hạn trong một địa phương, một công trình. Trong phép tầm long, trước hết phải tìm tổ sơn, rồi theo long mạch tìm đến huyệt.