Hội Bơi Làng Võng La được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 và ngày 10 tháng 10 âm lịch tại Thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Các lễ hội trong ngày 20 tháng 7 âm lịch - Hội Bơi Làng Võng La

Các lễ hội trong ngày 20 tháng 7 âm lịch - Hội Bơi Làng Võng La

Hội Bơi Làng Võng La

Thời gian: tổ chức vào ngày 20 tháng 7 và ngày 10 tháng 10 âm lịch.

Địa điểm: Thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn ba vị đại vương là: Cung Mạc, Linh Khôn và Minh Chiêu (là những người có công giúp vua Hùng thứ 8 đánh giặc).

Nội dung: Theo các cụ, hội làng xưa được tổ chức một năm hai lần. Tháng bảy và tháng mười. Hội tháng bảy từ ngày 19 đến ngày 21, chính hội là ngày 20. Đó là hội tưởng niệm công đức bà mẹ đã sinh ra ba anh hùng. Hội có trò vui nhất là thi bơi chải như để nhắc nhở nghề chài lưới của làng.

Thuyền thi đấu được làm bằng một cây gỗ to đục rỗng, thuyền độc mộc. Đầu thuyền chạm rồng, đuôi thuyền vuốt lại như đuôi tôm. Mỗi thuyền có 7 người gồm 6 tay bơi và 1 lái mặc gọn ghẽ. Trước cuộc đua, các lái lên đình lễ cáo thánh. Mỗi thuyền đại diện một giáp và xếp thành hàng ngang chờ lệnh xuất phát. Tiếng trống vừa nổi lên các tay bơi ra sức thi tài, tiếng hò reo của nhân dân cổ vũ cho đội của mình náo nhiệt cả một khúc sông. Thuyền đoạt giải nhất thì sung sướng đã đem lại danh dự cho phe giáp mình và thấy xứng đáng là con cháu của người mẹ đã sinh ra ba vị thành hoàng làng. Người thua cuộc cũng yên tâm là mình đã đem hết sức đua tài để giữ gìn truyền thống thượng võ của làng.

“Bơi Đăm, rước Giá, hội Thày,

Vui thì vui vậy không tày Chài bơi”

Hội tháng mười mở ra từ mồng 10 tới 13 mà chính hội là ngày 11. Ngày 10, mở hội là lễ mộc dục.

Lễ rước nước cử hành từ đình. Đám rước đi trong tiếng nhạc trầm hùng. Tới bờ sông có thuyền rồng chờ sẵn, chỉ có người khiêng kiệu nồi choé, chủ thuyền và quan tế được lên thuyền, ra giữa lòng sông lấy nước vào choé rồi bơi quay vào bờ. Đám rước đi đến chùa Chài. Trong khi đó ở đình cũng đã tổ chức một đám rước khác mang kiệu ở đình xuống chùa để rước nước về đình làm lễ mộc dục. Đám rước này vui vẻ náo nhiệt. Đi đầu là múa sênh tiền, múa lân, tiếp đến là đội cờ thần, rồi phường bát âm với sáo nhị, kèn trống tấu nhạc râm ran… sau nữa là kiệu bát cống rồi tới quan tế và nhân dân. Lúc này cả vùng quê ven sông Hồng rộn trong tiếng nhạc, tiếng trống hội. Tới chùa làm lễ nhận choé nước rước về đình làm lễ mộc dục. Sáng ngày 11 có tổ chức tế lễ từ sáng tới trưa để dân làng tưởng nhớ công đức các thánh.

Hội làng Chài hàng năm đó là dịp hội tụ con dân các dòng họ, phe giáp đồng đua tài trong tinh thần tưởng nhớ tổ tiên và cùng hợp quần chung sống trong tình thương yêu đùm bọc nhau, đúng như bốn chữ lớn trên bức đại tự ở đình thắm nét: “Đồng tôn hợp khánh”, ý nói con cháu cùng sống trong niềm vui chung, sự đoàn kết toàn dân mới có sức mạnh chiến thắng thiên nhiên và giặc ngoại xâm.

Uống nước nhớ nguồn, hội thi bơi chải tuy ngày nay chưa khôi phục được song dưới luỹ tre làng các cụ già vẫn ru cháu bằng câu ca nghe sao đầm ấm mà bình dị biết bao.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Hội Bơi Làng Võng La Hội Bơi Làng Võng La tại Hà Nội các lễ hội trong tháng 7


dầm 12 济å 2 TẠMá Nhà hướng Đông hợp hay không hợp phong chiều cuối năm tuổi dau Mẹo phong thủy tăng tình duyên xem khí sắc đoán cát hung mÃn gÃi chỗ Đáp số cung hoàng đạo khắc nhau xem giá œ Quý mùi am lich dÃÆng Sao Thiếu âm sao ân quang tại mệnh Ä Ãªm cách bố trí bếp ăn công nghiệp tượng Phật テÎï½½ Nhâm Tuất ç¼æä¹ä¹ç¼åç¼åç½ những con giáp là cao thủ tình trường bản Chết Cổ tay nhiều đường vân chằng chịt hã²n tho Tử vi tháng hai của người tuổi Dần sự nghiệp hướng nhà trong phong thủy văn phòng cáºu Sao Thiên y theo phong thủy bưu tá ba đình 1 Ä ÃŠm nhà ở xem tử vi Tình yêu theo phong thủy mùa kẻ Thiên di ç¼æä¹ä¹ç¼å điện chỉ bảo bình tài lộc