Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân, mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.
Chùa Hương - Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay...

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân, mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương

  Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày mồng 6 tháng 1 âm lịch là khai hội và thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3. Thời gian chính của lễ hội là từ rằm tháng 1 đến 18 tháng 2 âm lịch.
Phần lễ của lễ hội này được thực hiện khá đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tại tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Tại chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền.

Phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa Ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của Đạo giáo. Đền Cửa Vòng thờ Bà Chúa Thượng Ngàn là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và cá thần.

Ngày hội, làng tổ chức đám rước thần từ đền ra đình trong không khí đông vui, hân hoan của mùa xuân. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu... Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều  khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền ngắm cảnh như lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Đến nay, ngày hội đua thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người với thiên nhiên cao rộng, là sự hòa hợp giữa thực và mơ.

(Theo Việt Báo)

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Chùa Hương Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay...


sao thien dong tên gọi đúng ngũ hành Chòm sao nam Xử Nữ trùng tang là gì cách chinh phục chàng trai cung bạch dương Sao Triệt không bố tuổi sửu con tuổi mùi Ất sửu nữ mạng tranh phong thuy ban Trì cung Thân lá số tự vi Phong Thủy Cho Người Mệnh Khôn bày gương hợp phong thủy Äáºn Sao Thiên Hình ở cung mệnh Sao Quan Đới Sao Thiên Hỷ Sao Văn Khúc Sao Thiếu Âm Tình yêu của Song Ngư Kinh Sao Thái Tuế Phú Sao Tam Thai Sao Địa Võng Sao Thiên La Cúng sao van hon Sao Kiếp Sát tuong so Ý nghĩa sao Thiên Khôi tử vi tháng 4 của người tuổi Mùi sống thọ CÚNG song tử nam phong thủy cho cửa chính và cửa sổ cúng dường chư phật món quà không nên tặng cung thiên bình tuổi Hợi 23 số mệnh không tầm thường con giáp ưa mạo hiểm lan tu vi xem xem tướng ăn uống Lấy vợ Phong thủy phòng bếp cung ma kết và kim ngưu tử vân