Chùa Quán Sứ là nơi linh thiêng, đông đảo người dân, Phật tử thường về đây mỗi dịp đầu xuân năm mới không thể bỏ qua khi tới Hà Nội.
Chùa Quán Sứ - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Trước đây, địa phận này thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương.

Chùa Quán Sứ là một trong rất ít ngôi chùa ở phía Bắc mà tên chùa cũng được viết bằng chữ Quốc Ngữ. Ngôi chùa hiện  nay được trụ trì bởi Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu.

Lịch Sử: Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ XV. Theo bài văn của Tiến sĩ Lê Duy Trung khắc trên tấm bia dựng năm 1855, vào đầu đời Gia Long (1802-1819) chùa gần đồn Hậu Quân. Đến năm 1822, chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn này rút đi, chùa được trả lại cho dân làng. Nhà sư Thanh Phương trụ trì ở chùa lúc đó mới làm thêm các hành lang, tô tượng, đúc chuông. Tiền đường của chùa thờ Phật, còn hậu đường thờ vị quốc sư Minh Không thời Nhà Lý.

Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt.

Kiến Trúc: Tam quan chùa có 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông, qua tam quan là một sân rộng lát gạch, bước lên 11 bậc thềm là tới chánh điện. Điện Phật được trang trí trang nghiêm, các pho tượng khá lớn và được sơn son thấp vàng lộng lay, Trong cùng thờ ba vị Tam Thế Phật, kế tiếp thờ Phật A-di-đa, hai bên thờ Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, Bậc dưới, ở giữa thờ Phật Thích Ca, hai bên là A – Nam – Đà và Ca – diép, bậc dưới cùng thờ tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên Phải thờ Lý Quốc Sư ( tức Thiền sư Minh Không) với 2 thị giả. Gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía trong là Thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng.

chùa quán sứ
Chính điện chùa

Điều độc đáo ở chùa Quán Sứ là tại Gian Quan âm đang trưng bày pho tượng hoà thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật. Tượng được đưa về chùa dịp lễ Tiểu tường – một năm ngày hoà thượng viên tịch. Nhiều người đi lễ chùa ngạc nhiên vì không biết đây là người thật hay tượng.

Tượng được làm bằng sáp nhưng nhìn trông như người thật với từng đường nét trên khuôn mặt như đôi lông mày, nét mũi, miệng, nếp nhăn hai bên khóe mép, nếp nhăn cuối má, những đường gân hay nếp nhăn trên cổ… đều trông như của người sống. Bàn tay trái bức tượng đang lần tràng hạt, nét gân nổi xanh, bàn chân được tạo ngón với những đường nét rất chân thật.

Chùa Quán Sứ là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Phật Giáo Việt Nam, trong đó có sự thống nhất tổ chức Phật giáo trong nước và sự hòa nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo Thế giới. Chính nơi đây, ngày 13.5.1951( mồng 8 tháng 4 năm Tân Mão) lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. Hiện nay chùa Quán Sứ là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phân viện Nghiên cứu Phật học.

Chùa Quán Sứ là nơi linh thiêng, đông đảo người dân, Phật tử thường về đây mỗi dịp đầu xuân năm mới. Với những nét kiến trúc độc đáo nơi đây là điểm lễ phật tham quan không thể bỏ qua khi tới Hà Nội.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


kỵ của Thổ trong bốn mùa 1969 tẠsắm mÃo ç5 Đào hoa ở cung mệnh khẩu nghiệp tuổi kết hôn chÃy chi tay chu M xem tướng NhẠPhong Nguyễn giã mơ thấy ngỗng cắn ngũ hành kim ngày tốt quy trình trao tráp quả Chòm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trứng Chinh phục người tuổi Mùi Vận mệnh xem la trau mệnh Lộ Bàng Thổ Sao thai phụ khi 12 cung hoàng đạo gặp trộm là mặt tiền mặt hậu của ngôi nhà tái cÚng cách xem chỉ tay đường sinh đạo nhìn tai đàn ông chọn chồng bài trí cây xanh trong bếp Doanh nhân tuổi Mùi chọn đối tác Diệu Cổ bọ cục Mơ thấy máu ç¼æä¹ä¹ç¼å đá Obsidian Lưỡng xui xẻo Dần cún cưng Tài Nhân Mã quan lộc thiên đồng