Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng trong đêm giao thừa mà các gia đình đều tiến hành trong thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới gọi là lễ trừ tịch
Cúng giao thừa: Nghi lễ cần biết đêm giao thừa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Cúng giao thừa là nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức thật cần thiết để thực hiện việc cúng lễ được chu đáo, thành tâm, thành ý.

Dưới đây là những nghi thức cúng trong giao thừa

Giao thừa hay Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

Thần hành khiển coi việc nhân gian

Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.

Những phút ấy, các gia đình đưa xôi oản, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn cấp nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Sửa soạn lễ cúng giao thừa

Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm:  bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển.

a) Sắm lễ cúng giao thừa ngoài trời

Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: hương ( 3 cây nhang to ), hoa, đèn nến, trầu cau, quần áo, mũ thần linh và mâm lê. Đặt biệt kèm them bắp cải thảo…tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.
Mâm lễ cúng giao thừa giao thừa phải được chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính.

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án.

Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hoá tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.

Văn khấn giao thừa ngoài trời

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy :
– Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
– Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
– Ngài Cựu Niên Sở Vương hành khiển, Biểu Tào phán quan.
– Tân niên Ngô Vương hành khiển; Hứa Tào phán quan năm………
– Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần, Ngũ phương long mạch điền chủ tiếp dẫn tài thần

Nay là phút giao thừa giữa năm …(VD: Nhâm Thìn) và năm… (VD: Quý Tỵ).
Chúng con là…………….., Tuổi:………..
Ngụ tại ………………………………………….

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều đế khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên Đương cai, Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

b) Sắm lễ cúng giao thừa trong nhà

Lễ vật trong lễ cúng giao thừa gồm:

  1. Hương hoa;
  2. Đèn nến;
  3. Trầu cau;
  4. Rượu;
  5. Bánh kẹo;
  6. Mâm cỗ  ngày Tết đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết.

Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ thì đốt nến (đèn), thắp nén hương thơm và thành kính cầu khấn.

Văn khấn giao thừa trong nhà

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:
– Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
– Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần
– Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
– Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút giao thừa giữa năm …(VD: Nhâm Thìn) và năm… (VD: Quý Tỵ).
Chúng con là: ……………………Tuổi……………
Hiện cư ngụ tại:…………………………………………………

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, Hỷ Thần, Phúc Đức Chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Hướng dẫn các nghi thức cúng trong đêm giao thừa

Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật… Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.

Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn cấp nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà…

Lễ cúng Thổ Công

Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.

Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch

Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.

Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

Hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

Xông nhà đầu năm: Thường người ta kén một người “dễ vía” trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

Xem thêm:

Xem tuổi xông đất năm 2017

Văn khấn giao thừa ngoài trời

Văn khấn giao thừa trong nhà


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


bảng cúng bình điện xứ tên Phong Nguyễn cung vá NhẠtử vi người sinh ngày Kỷ Mão quê Hợp Ãy tu vi Tuổi gì có mệnh giàu sang tết hàn thực tì hưu hã²n Ý nghĩa sao Liêm Trinh ÄÃnh ngấn game xem mặt đoán ngực crack Cấm Результаты bày dân Tịnh tuổi Ngọ mệnh Hỏa chủ Sao thiên tài mẹ Xem tương Cong テΠス các sao xau mùa cóc Lệ ト黛サ Sao Lực Sĩ tuổi Tý nhóm máu O kiều ä强çŸä¹Ž Tháng 排盤 Họa cự môn lịch âm TẠ MỘ