Quẻ Quan Âm La Thông Bái Sư có bắt nguồn như sau: Trong chính sử nhà Tùy, Đường, không nhắc đến La Thành và La Thông
Quẻ Quan Âm La Thông Bái Sư

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đây là điển cố thứ Mười ba  trong quẻ Quan Âm, mang tên La Thông Bái Sư (còn gọi là La Thông Nhận Thầy). Quẻ Quan Âm La Thông Bái Sư có bắt nguồn như sau:

Trong chính sử nhà Tùy, Đường, không nhắc đến La Thành và La Thông, họ chỉ là những nhân vật trong tiểu thuyết, tuồng kịch. Tích truyện “La Thông bái sư” có nguồn gốc từ tiếu thuyết chương hồi “La Thông tảo bắc”.

Khi Đường Thái Tông bị vây khốn ở cửa ải Mộc Dương, đã sai Trình Giảo Kim quay về điều động quân cứu vỉện, cho các công tử tập ấm các phủ thi thố ở võ trường đế giành chức nguyên soái, đem quân đi cứu giải.

La Thông là con trai của La Thành, mới mười bảy tuổi, là một bậc anh hùng, La Thông thấy Tần Hoài Ngọc đánh thắng Tô Lân, đang định giành ấn tướng soái, liền gọi lớn: “Này anh họ Tần, hãy để lại chức nguyên soái cho tiểu đệ đi!”
Tần Hoài Ngọc cười nói: “Người anh em, anh đây nhiều tuổi hơn nên làm nguyên soái; ngươi còn trẻ tuổi thì hiếu cái gì?”

La Thông nói: “Này anh, người anh em này tuy tuổi còn trẻ, nhưng thuật đánh thương lại tài giỏi hơn anh, còn như điểm ba quân, phân đội ngũ, nắm binh quyền, phép dùng binh, người anh em này đều thông thạo, đương nhiên là có thể làm nguyên soái!

Tần Hoài Ngọc bèn nói: “Đừng nói nhiều nữa, hãy phi ngựa qua đây, đấu võ với ta, nếu thắng được chiếc thương của ta, ta sẽ nhường cho ngươi!”

La Thông nâng cây thương Mai Hoa lên, lao thẳng về phía Tần Hoài Ngọc, Tần Hoài Ngọc vội đưa thương đỡ lại. Hai người đấu với nhau suốt bốn hiệp, thương pháp của Tãn Hoài Ngọc tuy tinh thâm, nhưng cuối cùng vẫn kém họ La mấy phần, chỉ còn cách nói lớn: “Người anh em, ta xin nhường cho ngươi!” La Thông vui vẻ nói lớn: “Các anh em, còn ai không phục hãy đến đây tỉ thí. Nếu không có ai bước ra, tiểu đệ sẽ lấy ấn nguyên soái.”

Nói mấy lần không thấy ai đáp lại. La Thông bèn tiến lên nói lớn: “Lão bá phụ, cháu muổn mang ấn nguyên soái.”

Ông lão bèn lệnh cho gia tướng đem áo mũ đến chỉnh trang cho La Thông, treo ấn nguyên ngóài ngay tại chỗ. Thái tử Lý Trị đích thân mời ba chén rượu, nói rằng: “Chúc ngự đệ thống tĩnh quân đội ra đi, trên đường đánh đâu thắng đấy, mã đáo thành công, cứu được phụ vương trở về, nếu thắng lợi khải hoàn, ngự đệ sẽ có công lao rất lớn.” La Thông tạ ơn vâng lệnh.

La Thông nhận chức nguyên soái, dẫn quân về phía bắc cứu giá. Quân đội đến cửa ải Bạch Ngân thì gặp trở ngại, may nhờ có âm hồn của ông nội là La Nghệ và cha là La Thành giúp đỡ, mới có thể thắng địch qua được cửa ải. Tiếp đó, khi tấn công sông Kim Linh, thua trận bị truy kích, nhờ có người em trai La Nhân đuối kịp, giết được Phiên tướng. La Nhân giao chiến với công chúa Đậu Nùng, bị công chúa dùng phi kiếm giết chết. La Thông trả thù cho em, nhưng bại trận. Công chúa yêu thích tài mạo của La Thông, ép La Thông kết hôn giữa trận tiền. La Thông không chịu, vì thế công chúa nghĩ cách nhờ Trình Giảo Kim làm mối. Trình Giảo Kim vì muốn hai nước hòa hảo, chấm dứt chiến tranh, nên hết sức tác thành, La Thông vì oán hận chưa tan, nhất quyết không nghe theo. Sau đó La Thông gặp Tô Định Phương đi tuần thành, giở đủ mọi thủ đoạn, La Thông đánh giết khắp bốn cửa, kiệt sức bị vây, may được công chúa cứu sống.

La Thông vào thành gặp vua, tấu với vua về nỗi oan của cha mình, Đường Thái Tông bèn xử tử Tô Định Phương. Trình Giảo Kim tấu về việc kết hôn ờ trận tiền của La Thông, Đường Thái Tông sal ông đến doanh trại quân Phiên làm mối. Trong đêm động phòng, La Thông khiến cho công chúa Đậu Nùng nhục nhã mà tự vẫn. Đường Thái Tông rất giận dữ, hạ chỉ không cho La Thông được lấy vợ nữa, lại đem công chúa Đậu Nùng chôn cất dưới chân núi Kỳ Lân. Sau đó, do Trình Giảo Kim không nhẫn tâm ngồi nhìn nhà họ La tuyệt hậu, bèn cầu xin Đường Thái Tông, đem người con gái ngốc nghếch của sử Đại Nại gả cho La Thông.

Đường Thái Tông nghĩ đến La Thông từng lập công lớn, nên cũng đồng ý. Ngày đón dâu, khi kiệu hoa đi qua trước phần mộ của công chúa Đậu Nùng dưới chân núi Kỳ Lân, âm hồn của công chúa Đậu Nùng nhờ sự giúp đỡ của Diêm Vương đã được gửi vào thân thể người con gái họ sử, khiến cho cô gái đó có được dung mạo và trí tuệ của Đậu Nùng khi còn sống. Khi kiệu hoa tiến vào La phủ, nhà họ La đang buôn phiền vì cưới phải một cô gái ngốc nghếch, không ngờ người bước xuống kiệu hoa lại là một tân nương giống y như công chúa Đậu Nùng. Gia đình họ La thấy vậy, ai ai cũng vui mừng, Trình Giảo Kim cũng mừng vui khôn xiết.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


xem la so Xem bói ngày sinh âm lịch bói MÃy ä ã³n lễ chay khái niệm phong thủy hiện đại ト雪サ tuổi nào vận hạn kỵ メ ス phạm annika irmler người phụ nữ có lưỡi giấc mơ thấy dưa hấu hên hay xui Diem lムTình yeu Từ vi nơi kiến giải mã giấc mơ thấy chó diện váºn ÄÊm Lý Số phong thủy phòng trẻ cãƒæ so đẹp yếu cách phân biệt đá hổ phách khó nhân mã nữ trúc cửa các nhân vật trong như ý cát tường nối sao Tử vi ngày vu lan mơ thấy 2 mặt trời sao Liêm trinh trong lá số tử vi mẫu ç¼æä¹ä¹ç¼å Nạp Âm Tuôi dần Người tuổi Dậu mệnh Kim Tình chỉ