đứa trẻ ở tuổi vị thành niên (đã đi học) và dáng ngồi ít thay đổi cho đến lớn. Ngồi thuộc “duy biến” nên ngồi thay đổi tư thế theo thời vận. Khi hèn ngồi khác, khi sang cũng cùng một con người đó mà khi trẻ ngồi khác khi già. Tuy vậy, xét tướng ngồi – tọa tướng là ứng xét (khi thấy). Nó cho phép ta nhận rõ được nhân cách tự tại của cá nhân đó.
1. Ngồi vững trãi. Nhìn thế ngồi như quả núi định vị. Lưng thẳng, đầu mặt thẳng, nhìn thẳng.
Tướng: Quý, tâm địa tốt, có trí tuệ nhưng cũng mưu mô, có lý tưởng, tài năng.
2. Ngồi bệ vệ ngay thẳng, ít xoay dở.
Tướng: Định tâm, uy nghi, cơ mưu và nhiều tham vọng, dáng ngồi của người quyền quí, oai vệ, phong độ, giầu sang.
3. Ngồi lưng còng tự nhiên.
Tướng: Tận tụy, kiên trì.
4. Người ngồi không yên chỗ xoay dở luôn luôn.
Tướng: Nôn nóng, hèn kém, nghèo.
5. Dáng ngồi đĩnh đạc, nghiêm trang.
Tướng: Nhiều tham vọng, khoẻ mạnh và thọ.
6. Người ngồi vững, lưng thẳng (dáng thiền).
Tướng: Có trí tuệ thông đạt, tâm tính bình thản, thiện tâm, cô độc ưa tĩnh lặng.
7. Tướng ngồi quý là vững như núi “Tọa vi sơn phú qui khả kỳ” thì phú quý tự đến không phải cầu.
8. Tướng ngồi không yên thì yếu kém, không thọ.
9. Tướng ngồi không nga}” ngắn là người thường.
Như vậy tướng ngồi thể hiện phong cách vì vậy khi thời vận đến quý sang, thì bản thân người đó chú ý đến thế ngồi của mình trước cử tọa. Người tầm thường thì ngồi tùy tiện, không ý tứ gì.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (XemTuong.net)