TỬ VI ĐẨU SỐ (PHẦN 01)
X – KHỞI HẠN
1 – ĐẠI HẠN 10 NĂM
Có hai cách:
A – Bắt đầu ghi số Cục ở cung an Mệnh, đoạn dương nam, âm nữ theo chiều thuận, âm nam, dương nữ theo chiều nghịch, lần lượt ghi số tiếp theo, từ cung này chuyển sang cung khác phải cộng thêm 10.
Thí dụ: Dương nam, Hỏa lục cục, bắt đầu ghi số 6 ở cung Mệnh, rồi ghi số 16 ở cung Phụ Mẫu, 26 ở cung Phúc đức, vân vân …
B – Không ghi số Cục ở cung an Mệnh, Dương nam, âm nữ theo chiều thuận, ghi liên tiếp, từ cung này chuyển sang cung khách phải cộng theo 10. Âm nam, Dương nữ theo chiều nghịch, ghi số Cục ở cung Huynh đệ, đoạn ghi liên tiếp, từ cung này chuyển sang cung khác phải cộng thêm 10.
Thí dụ: Âm nam, thổ ngũ cục, bắt đầu ghi số 5 ở cung Huynh đệ, rồi ghi số 15 ở cung Thiên Thiếp, 25 ở cung Tử Tức, vân vân…
Đây là hai cách khởi đại hạn. Nhưng thường người ta hay dùng cách thứ nhất vì nó chính xác hơn.
Một cung đã được ghi đại hạn, tức là vận hạn trong 10 năm phải được xem trong cung đó.
Thí dụ: Hỏa lục cục, bắt đầu ghi số 6 ở cung Mệnh. Như vậy: trong khoảng từ 6 tuổi đến 15 tuổi phải xem vận hạn ở cung Mệnh. Đến năm 16 tuổi, đại hạn mới chuyển sang cung bên cạnh.
2 - LƯU ĐẠI HẠN
Cung đã ghi đại hạn, gọi là cung gốc của đại hạn 10 năm. Muốn xem vận hạn tường tận hơn, phải lưu đại hạn hàng năm.
Muốn lưu đại hạn, phải xem số ghi ở cung gốc, rồi chuyển số ghi liên tiếp sang cung xung chiếu, đoạn:
· Dương nam, âm nữ lùi lại một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, tiến lên theo chiều thuận, mỗi cung một năm.
· Dương nữ, âm nam, tiến lên một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, lùi xuống chiều nghịch, mỗi cung là một năm.
Thí dụ: A – Dương nam, Mộc tam cục, muốn xem Lưu đại hạn năm 27 tuổi, phải tính cẩn thận trên bản đồ 12 cung như sau đây:
Bắt đầu từ cung gốc của đại hạn từ 23 tuổi đến 32 tuổi, chuyển sang cung xung chiếu 24, lùi lại một cung là 25, trở lại cung xung chiếu là 26, tiến lên một cung theo chiều thuận là 26. Vậy lưu đại hạn năm 27 tuổi ở cung Hợi.
Thí dụ: B - Âm nam, Kim tứ cục, muốn xem lưu đại hạn năm 38 tuổi, phải tính cẩn thận trên bản đồ 12 cung như sau đây:
Bắt đầu từ cung gốc của đại hạn từ 34 tuổi đến 43 tuổi, chuyển sang cung xung chiếu là 35, tiến lên một cung là 36, trở lại cung xung chiếu là 35, tiến lên một cung là 36, trở lại cung xung chiếu là 37, lùi xuống một cung theo chiều nghịch là 38. Vậy lưu đại hạn năm 38 tuổi ở cung Dần.
3 – LƯU NIÊN TIỂU HẠN
Sau khi khởi đại hạn lưu đại hạn, lại phải tính lưu niên tiểu hạn để xem vận hạn từng năm một.
Muốn tính lưu niên tiểu hạn, trước hết phải khởi lưu niên, tùy theo nam nữ và năm sinh.
Nam khởi lưu theo chiều thuận.
Nữ khởi lưu theo chiều nghịch.
Coi bảng dưới đây:
Năm sinh |
Cung khởi lưu niên |
Dân, Ngọ, Tuất Thân, Tý, Thìn Tỵ, Dậu, Sửu Hợi, Mão, Mùi |
Thìn Tuất Mùi Sửu |
Thí dụ: A – Con trai sinh năm Tý, vậy phải khởi Tý từ cung Tuất, ghi chữ Tý bên cung Tuất, rồi theo chiều thuận, ghi chữ Sửu bên cung Hợi, chữ Dần bên cung Tý, đoạn lần lượt ghi vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi.
Thí dụ: B – Con gái, sinh năm Ngọ, vậy phải khởi Ngọ từ năm Thìn, ghi chữ Ngọ bên cung Thìn, rồi theo chiều nghịch, ghi chữ Mùi bên cung Mão, chữ Thân bên cung Dần, đoạn lần lượt giang hồ vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi.
4 – LƯU NGUYỆT HẠN
Sau khi tính lưu niên tiểu hạn, người ta còn có thể tính lưu nguyệt hạn, tức là hạn từng tháng một.
Muốn tính lưu nguyệt hạn, phải khởi hạn, có ba cách:
A – Bắt đầu từ cung đã ghi được lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là giờ Tý, rồi đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là tháng Giêng, đoạn lần lượt lại theo chiều thuận, đếm tháng 2, tháng 3, tháng 4, v.v… mỗi cung là một tháng.
B - Bắt đầu từ cung đã ghi lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là giờ Tý, rồi đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là tháng Giêng, đoạn lần lượt lại như trên, đếm tháng 2, tháng 3, tháng 4, v.v… mỗi cung là một tháng.
C - Bắt đầu từ cung đã ghi lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, rồi chuyển theo chiều thuận, đếm tháng 2, tháng 3, tháng tư, v.v… mỗi cung là một tháng.
Trên đây lả khởi lưu nguyệt hạn.
Nhưng thường người ta hay dùng cách thứ nhất. Biên giả mong các vị nghiên cứu Đẩu số thử nghiệm cả 3 cách để xem cách nào chính xác hơn.
5 – LƯU NHẬT HẠN
Sau khi đã biết lưu nguyệt hạn của tháng định xem ở cung nào. Bắt đầu kể ngay cung đó là mồng một, rồi lần lượt theo chiều thuận, đến mồng 3, mồng 3, mồng 4, vân vân … mỗi cung là một ngày.
6 – LƯU THỜI HẠN
Sau khi đã biết lưu nhật hạn của tháng định xem ở cung nào bắt đầu kể ngay cung đó là giờ Tý, rồi lần lượt theo chiều thuận, đếm Tý, Sửu, Dần, Mão, vân vân… mỗi cung là một giờ theo hàng Chi.
PHẦN I
B – Lý giải Ngũ Hành, Can, Chi
I – NGŨ HÀNH – (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)
Kim : Vàng, hay nói chung tất cả những kim loại như: sắt,
đồng, bạc,
chì,…
Mộc : Gỗ, hay nói chung tất cả những loại cây.
Thủy : Nước, hay nói chung tất cả những chất lỏng.
Hỏa : Lửa hay hơi nóng.
Thổ : Đất, hay nói chung tất cả những khoáng vật.
Theo Đông phương lý học thì mọi vật chất ở xung quanh ta đều tạo nên bởi một phần của Ngũ hành hay cấu kết bởi 2, 3 phần của Ngũ hành, hoặc còn nguyên thể, hoặc đã biến thể.
Ngũ hành có tương sinh và tương khắc.
II – THẬP CAN - Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.
3 – PHÂN ÂM DƯƠNG VÀ PHỐI HỢP NGŨ HÀNH
Thiên Can |
Phân Âm dương |
Phối hợp Ngũ hành |
Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý |
Dương Âm Dương Âm Dương Âm Dương Âm Dương Âm |
Mộc Mộc Hỏa Hỏa Thổ Thổ Kim Kim Thủy Thủy |
III – THẬP NHỊ CHI - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
1 – TƯỢNG HÌNH - Thập nhị Chi được tượng hình bằng những giống vật.
Thập Nhị Chi |
Tượng Hình |
Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi |
Chuột Trâu Hổ Mèo Rồng Rắn Ngựa Dê Khỉ Gà Chó Heo
|
·
·
PHẦN ÂM DƯƠNG: Phối hợp Ngũ hành, Ngũ sắc,
định Bát quái và Phương hướng
6 – QUI ĐỊNH TRÊN BẢN ĐỒ 12 CUNG
1 – PHỐI HỢP VỚI 12 CHI, PHÂN RA 4 MÙA VÀ QUI ĐỊNH VÀO NGŨ HÀNH
12 tháng |
12 chi |
4 mùa |
Ngũ hành |
Giêng |
Dần |
Xuân |
Mộc |
Hai |
Mão |
||
Từ 1 đến 12 tháng 3 |
|||
Từ 13 tháng 3 đến hết tháng 3 |
Thìn |
Tứ quý |
Thổ |
Tư |
Tỵ |
Hạ |
Hỏa |
Năm |
Ngọ |
||
Từ 1 đến 12 tháng 6 |
|||
Từ 13 tháng 6 đến hết tháng 6 |
Mùi |
Tứ quý |
Thổ |
Bảy |
Thân |
Thu |
Kim |
Tám |
Dậu |
||
Từ 1 đến 12 tháng 9 |
|||
Từ 13 tháng 9 đến hết tháng 9 |
Tuất |
Tứ quý |
Thổ |
Mười |
Hợi |
Đông |
Thủy |
Mười Một |
Tý |
||
Từ 1 đến 12 tháng Chạp |
|||
Từ 13 tháng Chạp đến hết |
Sửu |
Tý quý |
Thổ |
2- PHỐI HỢP VỚI 10 CAN
Tháng Giêng bao giờ cũng là tháng Dần, tháng 2 là tháng Mão, v.v…
Nhưng cũng cần phải phối hợp 12 tháng với 10 Can để biết rõ hàng Can của mỗi tháng.
Hàng Can mỗi tháng thay đổi tùy theo hàng Can của mỗi năm.
Tháng |
Giáp Kỷ |
Ất Canh |
Bính Tân |
Đinh Nhâm |
Mậu Quý |
1. Dần |
Bính |
Mậu |
Canh |
Nhâm |
Giáp |
2. Mão |
Đinh |
Kỷ |
Tân |
Quý |
Ất |
3. Thìn |
Mậu |
Canh |
Nhâm |
Giáp |
Bính |
4. Tỵ |
Kỷ |
Tân |
Quý |
Ất |
Đinh |
5. Ngọ |
Canh |
Nhâm |
Giáp |
Bính |
Mậu |
6. Mùi |
Tân |
Quý |
Ất |
Đinh |
Kỷ |
7. Thân |
Nhâm |
Giáp |
Bính |
Mậu |
Canh |
8. Dậu |
Quý |
Ất |
Đinh |
Kỷ |
Tân |
9. Tuất |
Giáp |
Bính |
Mậu |
Canh |
Nhâm |
10. Hợi |
Ất |
Đinh |
Kỷ |
Tân |
Quý |
11. Tý |
Bính |
Mậu |
Canh |
Nhâm |
Giáp |
12. Sửu |
Đinh |
Kỷ |
Tân |
Quý |
Ất |
Thí dụ: Sinh năm Kỷ Sửu, tháng Tám. Coi bảng trên đây, tháng Tám là tháng Dậu, hàng Can của tháng Quí. Vậy tháng Tám năm Kỷ Sửu là tháng Quí Dậu.
II – NGÀY VÀ GIÒ
Muốn biết rõ sự phối hợp của mỗi ngày trong tháng, với 10 Can và 12 Chi, phải coi trong Tính Mệnh Vạn Niên Lịch.
Sau khi đã biết Can Chi của ngày, có thể tìm được hàng Can của giờ.
Giờ |
Giáp Kỷ |
Ất Canh |
Bính Tân |
Đinh Nhâm |
Mậu Quý |
23-1 Tý |
Giáp |
Bính |
Mậu |
Canh |
Nhâm |
1-3 Sửu |
Ất |
Đinh |
Kỷ |
Tân |
Quý |
3-5 Dần |
Bính |
Mậu |
Canh |
Nhâm |
Giáp |
5-7 Mão |
Đinh |
Kỷ |
Tân |
Quý |
Ất |
7-9 Thìn |
Mậu |
Canh |
Nhâm |
Giáp |
Bính |
9-11 Tỵ |
Kỷ |
Tân |
Quý |
Ất |
Bính |
11-13 Ngọ |
Canh |
Nhâm |
Giáp |
Bính |
Mậu |
13-15 Mùi |
Tân |
Quý |
Ất |
Đinh |
Kỷ |
15-17 Thân |
Nhâm |
Giáp |
Bính |
Mậu |
Canh |
17-19 Dậu |
Quý |
Ất |
Đinh |
Kỷ |
Tân |
19-21 Tuất |
Giáp |
Bính |
Mậu |
Canh |
Nhâm |
21-23 Hợi |
Ất |
Đinh |
Kỷ |
Tân |
Quý |
Thí dụ: Sinh tháng Ất Mùi, ngày 7 giờ Ngọ. Coi trong Tinh Mệnh Vạn Niên Lịch, căn cứ theo tháng Ất Mùi, thấy ngày 7 là ngày Bính Dần, thấy giờ Ngọ là ngày Giáp Ngọ.
PHẦN II
Luận đoán 12 cung
I – NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI CHÚ Ý TRƯỚC KHI LUẬN ĐOÁN MỘT LÁ SỐ
II – ĐỊNH DANH
III – ĐẶC TÍNH CÁC SAO
IV – NHẬN ĐỊNH KHÁI QUÁT VỀ CUNG MỆNH VÀ CUNG THÂN
V – MỆNH
VI – PHỤ MẪU
VII – PHÚC ĐỨC
VIII – ĐIỀN TRẠCH
IX – QUAN LỘC
X – NÔ BỘC
XI – THIÊN DI
XII – TẬT ÁCH
XIII – TÀI BẠCH
XIV – TỬ TỨC
XV – THÊ THIẾP HAY PHU QUÂN
XVI – HUYNH ĐỆ
XVII – NHẬN ĐỊNH VỀ MÙA SINH VÀ GIỜ SINH
XVIII – PHỤ LUẬN VỀ MỆNH, THÂN
XIX – PHỤ LUẬN VỀ TỬ TỨC
XX – PHÂN CỤC
XXI – NHẬN XÉT SỐ MỆNH CỦA MỘT VÀI HẠNG NGƯỜI
XXII – LUẬN SỐ TIỂU NHI
XXIII – PHỤ LUẬN BẢN MỆNH THUỘC NGŨ HÀNH
XXIV – THỨC ĂN, THỨC UỐNG BIỂU TƯỢNG
XXV – VẬT DỤNG BẰNG CÁC SAO
XXVI – CƠ THỂ TRONG NGƯỜI